Select Page

Tết Đoan Ngọ trong tâm linh người Việt

Tết Đoan Ngọ trong tâm linh người Việt

Tết đoan ngọ trong tâm linh người Việt – Ngày Tết Đoan Ngọ là một trong số những ngày lễ tết quan trọng trong văn hóa các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Công Ty Tổ Chức Mai Táng HỒNG PHÚC tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng về ngày Tết đặc biệt này nhé!

Tết Đoan Ngọ là gì?

Trong văn hoá dân gian của các nước  phương đông Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày tết truyền thống, tồn tại từ bao đời. Tết Đoan Ngọ trong tâm linh người Việt hay còn gọi là Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch), Đoan là mở đầu, Ngọ là vào khoảng thời gian từ 11h trưa đến 1 giờ chiều, vì thế Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời ở trạng thái gần trời đất nhất và ngắn nhất. Ở Việt Nam Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái khá dân dã chính là “tết giết sâu bọ”. Hiểu một cách đơn giản, đây là ngày phát động mọi người bắt và tiêu diệt các loại sâu bọ gây hại cho cây trồng, mùa màng. 

Xem thêm: nghi thức tang lễ

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ:

Truyền thuyết kể rằng, sau mỗi vụ mùa người nông dân tổ chức ăn mừng mùa vụ bội thu. Nhưng vào năm ấy nạn sâu bọ kéo dài rất lâu người dân chưa nghĩ ra cách nào để khắc phục vấn nạn này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa tới tự xưng là Đội Truân. Ông bày cho dân chuẩn bị bánh tro, hoa quả lập một đàn cúng nhỏ, sau đó ra trước nhà vận động thể dục. Dân ta làm theo cách ông lão chỉ, thì quả nhiên một lúc sau lũ sâu bọ lũ lượt ngã lăn rũ rượi. Ông nói hàng năm vào đúng ngày này cứ làm theo cách ông lão bày cho thì sẽ tiêu diệt được lũ sâu bọ phá hoại mùa màng. Để tưởng nhớ đến công ơn của ông lão dân ta đã chọn ngày 5 tháng 5 hàng năm là ngày “tết diệt sâu bọ” và cũng trở thành ngày lễ Tết đoan ngọ trong tâm linh người Việt từ xưa tới nay.

Ý Nghĩ ngày Tết Đoan Ngọ:

Tết Đoan Ngọ trong tâm linh người Việt là giai đoạn giao mùa, đây là thời gian tạo điều kiện thích hợp cho sâu bọ và dịch bệnh có cơ hội hoành hành. Chính vì thế mà người dân ta đã tìm được nhiều cách để phòng và chống các loại sâu bệnh này. Mỗi năm sau Tết Nguyên Đán sẽ là Tết Đoan Ngọ, nhiều gia đình Việt Nam vẫn còn giữ được truyền thống từ xa xưa. Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi người trong gia đình sum họp quây quần bên nhau.

Trong mỗi dịp Tết Đoan Ngọ phong tục truyền thống của người dân Việt Nam là cúng bái tổ tiên và các vị thần linh bảo vệ mùa màng.. Mỗi vùng miền, mỗi địa phương sẽ có những phong tục và đặc trưng riêng để chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ. Ở miền Bắc người dân thường chuẩn bị các món ăn như rượu nếp, bánh tro, các loại hoa quả có vị chua… Vào ngày này mọi người ai cũng nhộn nhịp để chuẩn bị cho lễ cúng. Là một đất nước với nền kinh tế chính là nông nghiệp dân ta luôn có một mong ước sẽ đón một năm với nhiều may mắn, nhiều cơ hội, cây cối, mùa màng sẽ được bội thu. Sau lễ cũng mọi người trong gia đình cùng nhau ăn rượu nếp, hoa quả… để giết sâu bọ cũng như mong muốn xua đuổi mọi bệnh tật. 

Xem thêm: có người hấp hối

Phong tục ngày Tết Đoan Ngọ:

Ở một số địa phương ngày Tết Đoan Ngọ còn có một số phong tục khác nhau như: 

Hái lá thuốc

Theo thường lệ, nhiều nơi vào đúng 12 giờ trưa, mọi người ở các miền quê sẽ cùng nhau đi hái lá cây. Đây được xem là khoảng thời gian có dương khí tốt nhất, là lúc mặt trời chiếu ánh sáng tốt nhất trong năm. Cây lá hái vào thời điểm này sẽ rất tốt để chữa một số bệnh về ngoài da, các bệnh về đường ruột , xông lá để trị cảm mạo. Các loại lá thường được hái bao gồm lá tía tô, ngải cứu, bưởi, lá sả, kinh giới,….

Khảo cây

Khảo cây hay còn gọi là đánh cây vào đúng giờ Ngọ. Theo quan niệm những cây bị khảo sẽ là những cây thường bị sâu bọ, ít đậu trái. Để khảo cây thường có hai người. Một người trèo lên cây đóng vai cây, một người đứng dưới gốc cây. Người đứng bên dưới tay sẽ cầm dao gõ vào thân cây, vừa hỏi tại sao cây lại ra ít quả, người trên cây trả lời có thể là do thời tiết hoặc do sâu bệnh. Người ở dưới tiếp tục hỏi năm tới có đậu trái nhiều hay không, nếu không sẽ doạ nạt nếu không cho ra nhiều trái thì sẽ chặt hạ cây đi. Người trên cây trả lời các câu hỏi và hứa hẹn năm tới sẽ cho ra thật nhiều trái.

Ăn trái cây giết sâu bọ

Tết Đoan Ngọ theo quan niệm xa xưa ăn các loại trái cây có vị chua như mận, vải, dứa,… sẽ giúp chúng ta diệt “sâu bọ” trong người, giúp chúng ta tránh khỏi bệnh tật và sẽ khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra Tết Đoan Ngọ là thời gian mà những người nông dân vừa kết thúc vụ mùa, vậy nên gạo nếp của vụ sẽ được người dân dùng để làm rượu nếp. Thưởng thức những hạt gạo nếp thơm nức, kèm theo vị cay cay của men rượu nếp hy vọng sẽ có được sức khoẻ dồi dào cũng như có được một năm thu hoạch mùa màng bội thu.

Như vậy, qua bài viết trên, có thể thấy rằng, Tết Đoan Ngọ là biểu tượng cho những nét đẹp, sự giản dị về văn hoá trong đời sống tinh thần của mọi người dân đất Việt từ xưa đến nay. Công Ty Tổ Chức Mai Táng HỒNG PHÚC mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình tìm hiểu về ngày Tết Đoan Ngọ trong tâm linh người Việt. Trân trọng!

About The Author

Hồng Phúc

Hoàn thiện bản thân - Phục vụ cộng đồng - Thực hiện hoài bảo.

Dịch vụ mai táng trọn gói Trang trí linh đường