Tìm hiểu một số phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Hoa
Một trong số những nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới là văn hóa trung Hoa. Nó không chỉ dừng lại ở giá trị tinh thần mà còn là những giá trị tinh thần được người dân Trung Quốc xây dựng, bồi đắp trong suốt 5000 năm lịch sử. Trong đó không thể nào không nhắc đến ngày Tết Đoan Ngọ – ngày cổ truyền của người Trung Hoa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Hoa nhé!
1. Tết Đoan Ngọ là gì?
Trước khi đi tìm hiểu chi tiết về các phong tục, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu xem Tết Đoan Ngọ là gì?
Theo quan niệm từ xa xưa của người Trung Hoa, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi Tết Đoan Dương được coi là một trong bốn ngày lễ cổ truyền mỗi năm bên cách các ngày lễ khác như Tết Thanh Minh, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu. Cứ mỗi ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, người dân sẽ tổ chức ăn mừng ngày lễ này.
Nếu cắt nghĩa từng từ ngữ thì Đoan là mở đầu, Dương hay Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 13 giờ, gọi là giờ Ngọ. Vậy nên việc ăn Tết này thường diễn ra vào buổi trưa cùng ngày, được coi là thời điểm khí dương trong cơ thể người lớn nhất.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là “Tết diệt sâu bọ”, chính là ngày tiêu diệt các loại sâu bệnh gây hại cho con người, cây trồng
Xem thêm: Hồng Phúc- Công ty tổ chức tang lễ
2. Nguồn gốc hình thành Tết Đoan Ngọ
Trong dân gian có lưu truyền một câu chuyện để giải thích việc hình thành Tết Đoan Ngọ. Truyện kể về Khuất Nguyên – một vì đại thần của đất nước Sở, thời chiến.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên có ghi lại rằng Khuất Nguyên, cùng một họ với vua nước Sở, gọi tên tự là Bình sống vào khoảng thời gian từ năm 340 TCN đến năm 278 TCN. Ông vừa là một nhà thơ, nhà chính trị gia nổi tiếng thời đó. Ông là người giữ chức Tả đô đời Sở Hoài Vương.Không chỉ có tài cao học rộng, giỏi việc giấy tờ, ông còn có tính tình ngay thẳng, cương trực nên rất được lòng vua nước Sở ngày đó.Nhà vua thường xuyên triệu ông vào chiều, hỏi ý kiến ông những việc quan trọng, cùng nhau nói về chính trị đất nước từ những việc ăn mừng yến tiệc đến những buổi ngoại giao với các nước khác ông đều làm rất tốt. Tuy nhiên, cũng bởi sự trọng dụng của vua mà ông luôn bị các đại thần ganh ghét, trong đó phải kể đến Đại Phu Thượng Quan luôn đố kị với sự sủng ái của Khuất Nguyên.
Đại Phu Thượng Quan là một tên dẻo mép, nói chuyện như rót mật vào tai bởi vậy khi hắn tâu với vua về việc Khuất Nguyên có thái độ không đúng mực, hống hách, nhà vua đã nghe ngay, nổi giận, phết truất Khuất Nguyên. Không có Khuất Nguyên, bên cạnh lại là một tên gian thần khiến vua Sở liên tục đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng tới an nguy đất nước.
Khuất Nguyên bất lực với đời, sinh lòng buồn chán đã viết bài Ly Tao. Bài thơ chất chứa sự buồn chán về cảnh quan trường thật giả lẫn lộn, sự u uất của kẻ ngay không chốn dung thân, sự bất lực khi đứng nhìn nhân dân đất nước ngày một suy tàn.
Trong hoàn cảnh cùng cực đó, ông đã gieo mình xuống dòng sông Mịch La vào ngày 5 tháng 5 nguyên giữ nguyên sự trong sạch thanh cao. Từ đó, vào ngày 5 tháng 5 hàng năm, dân chúng đời sau đều lần lập đàn tưởng niệm ông và đặt tên đó là ngày Tết Đoan Ngọ.
Xem thêm: Cập nhật Bài văn khấn Bà Chúa Kho đúng và đầy đủ nhất dành cho bạn
3. Một số phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Trung Hoa
Sau đây sẽ là một số phong tục người Trung Hoa thường thực hiện để ăn mừng ngày lễ này
3.1 Đua thuyền rồng
Tương truyền rằng vì để cứu Khuất Nguyên, người dân đã dùng thuyền lao ra nhưng không thành, chính vì thế tục đua thuyền được tổ chức vừa để dân chúng thi tài vừa để tưởng nhớ vị anh hùng Khuất Nguyên.
3.2 Ăn bánh ú
Loại bánh truyền thống được là bằng gạo nếp, gói lá bên ngoài.Nhân bánh có nhiều vị như trứng muối, thị, loang nhãn,… Toàn là những vật phẩm trong dân gian, dùng để thờ cùng cho vị anh hùng lịch sử.
3.3 Đeo túi thơm
Tết Đoan ngọ mang ý nghĩa trừ tà, phòng trừ dịch bệnh có lẽ bắt đầu từ thời Nam Bắc triều.
Túi thơm được may từ loại vải và chỉ ngũ sắc bên trong được cho thêm những loại hương liệu để xua đuổi rắn rết như hạt mùi tàu, hùng hoàng, hương du….Người ta quan niệm rằng, đeo túi thơm sẽ giúp tránh được tà ma, tích lũy khí dương cho người dùng.
3.4 Uống rượu Hùng Hoàng
Người ta cho rằng rượu Hùng Hoàng là một loại thuốc có khả năng diệt sâu bọ, giải độc cho cơ thể người. Loại rượu này được làm từ lúa mạch trên các vùng thảo nguyên, chế biết rồi ngâm cùng với hùng hoàng.
Bên trên là toàn bộ những thông tin về những phong tục của người Trung Hoa trong ngày Tết Đoan Ngọ, hi vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về một nét truyền thống người Đông Á.
Nếu còn điều gì thắc mắc xin vui lòng tìm đến Hồng Phúc để nghe những tư vấn chi tiết nhé!