Select Page

Nghi Lễ Cúng tạ mộ tổ tiên như thế nào là đúng cách?

Nghi Lễ Cúng tạ mộ tổ tiên như thế nào là đúng cách?

Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên là một nghi lễ rất quan trọng và linh thiêng của người Việt vào dịp cuối năm. Đây như là một dịp để con cháu cảm tạ thần linh tổ tiên cũng như sửa sang phần mộ gia tiên. 

Phong tục này được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên về cách thức thực hiện nghi lễ cúng tạ mộ của mỗi vùng miền có phần khác nhau. Nhưng tất cả đều phải được chuẩn bị chu đáo tươm  tất và thật tâm. Vậy để thực hiện được nghi lễ này cần chuẩn bị những gì, lễ cúng ra sao, bài văn khấn thế nào? Hãy cùng Công ty Hồng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!  

Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên
Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên

Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên là gì?

Từ xa xưa người Việt Nam ta đã có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nó được thể hiện trong mọi hoàn cảnh, mọi thế hệ, thể hiện ngay cả khi người ấy đã khuất. Vì vậy hằng năm nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên sẽ được diễn ra. 

Đây là dịp con cháu nhớ về tổ tiên về những người đã khuất như cách tri ân, một lời cảm ơn đến họ. Với mong muốn nơi chín suối người đã khuất được yên nghỉ và luôn dõi theo phù hộ cho con cháu. Ngoài ra đó còn tượng trưng cho sự hy vọng gia tiên phù hộ độ trì cho gia chủ mạnh khoẻ hạnh phúc làm ăn gặp nhiều may mắn, hoà thuận và an khang. 

Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên được truyền từ đời này qua đời khác và là nghi lễ tâm linh truyền thống của Việt Nam. Thể hiện lòng hiếu thảo, luôn nhớ về cội nguồn của những con người màu đỏ đã vàng.

Về cơ bản có 2 loại nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên là lễ tạ mộ cuối năm và lễ tạ mộ sau khi xây dựng xong. 

Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên
Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên

Ý nghĩa của nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên

Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên là nghi thức chứa đựng nét đẹp truyền thống của người Việt. Và nó mang rất nhiều ý nghĩa đẹp. 

Đó là cách để dân tộc ta ôn lại và truyền tiếp những truyền thống quý báu cho các thế hệ tiếp theo.

Lễ cúng tạ mộ tổ tiên là dịp con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần đã ngày đêm canh giữ bình an cho gia chủ. Chỉ khi bề trên yên bề thì gia chủ mới yên tâm công tác, mọi thứ mới thuận lợi tốt lành. Quả đúng là có thờ có thiêng có kiêng có lành.

Đây là cách để giáo dục cho con cháu về truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn và sự tri ân. Không cần quá cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy chỉ cần đó là lòng thành của gia chủ thì đều được chứng giám.

Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên đậm chất phong cách Việt

Khi thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên, để mọi điều đều tươm tất và chu đáo, gia chủ thường chuẩn bị kỹ càng. Một trong những điều quan trọng cần phải để tâm đó chính là chọn ngày đẹp và bày trí lễ cúng. 

Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên
Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên

Chọn ngày, giờ hoàng đạo

Thông thường lễ tạ mộ sẽ được lựa chọn tùy và gia chủ hoặc tùy theo vùng miền. Và chắc chắn là giá đình nào cũng sẽ muốn chọn ngày đẹp, ngày tốt để buổi lễ được diễn ra như mong đợi. 

Đối với lễ tạ mộ cuối năm thì ngày diễn ra thường vào những ngày cuối năm. Như ngày 23 tháng chạp hoặc những ngày sau đó có thể là 30 tháng chạp. Các gia đình thường chọn những ngày này ngày để đông đủ con cháu về cùng làm lễ. Và dọn dẹp phần mộ cho gia tiên sau một năm để bắt đầu một năm mới với nhiều điều mới mẻ.

Đối với lễ cúng tạ mộ cho một công trình mới xây người ta thường chọn ngày đẹp sau khi công trình đó được hoàn thành. Ngày đó thường được chọn để hợp với mệnh và tuổi của gia chủ với quan niệm mọi điều may mắn sẽ đến với công trình và chủ công trình. 

Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên
Nghi lễ cúng tạ mộ tổ tiên

Chuẩn bị lễ cúng

Sau khi chọn được ngày đẹp, sẽ tiếp tục đến phần chuẩn bị lễ cúng gia tiên. Nếu như phần mộ của gia tiên chưa được làm sạch thì gia chủ sẽ phải tiến hành dọn dẹp. Dọn dẹp hết phẳng cỏ xung quanh mộ, nhặt rác lâu sạch bia mộ. Nếu có dấu hiệu hư hại thì phải tiến hành sửa sang. Vì có như thế mới tỏ được hết lòng thảo tổ tiên. Và đó cũng giống như một ngôi nhà vậy chỉ khi nhà sạch thì mới mát và bát sạch thì mới ngon cơm.

Sau khi dọn dẹp xong sẽ tiến hành chuẩn bị lễ cúng. Tùy vào hoàn cảnh mỗi gia đình mà chuẩn bị sao cho phù hợp. Không cần quá to quá cầu kỳ nhưng chắc chắn phải thật tâm và có lòng thành kính. Tuy nhiên nó sẽ phải có đầy đủ hương, hoa, chè thuốc, trầu cau, vàng mã. Nếu cẩn thận hơn sẽ chuẩn bị thêm xôi, thịt, giò chả,… để dâng kính. 

Sau khi chuẩn bị lễ xong cả gia đình sẽ cùng thành tâm thắp hương và khấn. Khấn tạ ơn tổ tiên năm qua đã phù hộ cho gia đình, xin gia tiên năm mới mọi người đều được mạnh khoẻ và bình an, may mắn. 

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người khi thực hiện nghi lễ tạ mộ cuối năm. Nếu muốn biết thêm nhiều điều bổ ích về tâm linh thì hãy cùng ghé qua Hồng Phúc để cập nhật mỗi ngày nhé!

About The Author

Hồng Phúc

Hoàn thiện bản thân - Phục vụ cộng đồng - Thực hiện hoài bảo.

Dịch vụ mai táng trọn gói Trang trí linh đường