Nghi lễ cúng trong ngày Tết Đoan ngọ của người Việt
Hè về cũng là lúc vụ chiêm xuân bắt đầu bước vào giai đoạn thu hoạch ai ai cũng mong mưa thuận gió hòa, mùa vàng bội thu. Do đó, từ rất xa xưa hàng năm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch tại các vùng quê người ta có một ngày gọi là Tết Đoan Ngọ(Tết Giết sâu bọ). Trong bài viết này sẽ là những chia sẻ của công ty Hồng Phúc nghi lễ cúng trong ngày tết đoan ngọ của người Việt.
1.Tết Đoan ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết giết sâu bọ, Tết Đoan Dương. Vậy Tết Đoan ngọ là ngày nào? Tết Đoan ngọ diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây được xem là một ngày lễ truyền thống có ý nghĩa văn hóa. Không chỉ ở Việt Nam diễn ra ngày Tết này mà nó xuất hiện ở cả những đất nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên. Có thể nói Tết Đoan ngọ là một ngày lễ cổ truyền gắn với phong tục Á Đông.
Theo quan niệm xa xưa sâu bọ, giun, sán,… vào ngày này sẽ sinh sôi phát triển nguy hại cho sức khỏe của con người và sự sống của cây trồng vì vậy cần tiêu diệt chúng. Vì vậy ngày Tết này sinh ra để bày tỏ mong muốn thanh lọc độc tố trong cơ thể con người và diệt trừ sâu bệnh cho cây trồng.
2. Tết Đoan ngọ từ đâu mà có?
Ở Việt Nam có truyền thuyết kể lại rằng một ngày sau nông dân ăn mừng vì mùa bội thu thì sâu bọ lại ăn mất trái cây, sản phẩm thu hoạch. Tất cả mọi người đều bó tay không ai biết cách làm sao để tiêu diệt nạn sâu bọ này thì bỗng nhiên gặp ông lão tên là Đôi Truân. Ông lão bày cách cho dân lập một đàn cúng rồi ra trước nhà thể dục, chỉ một lúc sau, đã thấy sâu bọ bị tiêu diệt. Dân biết ơn ông định cảm tạ thì ông lão đã đi mất. Trước khi đi ông lão dặn cứ vào đúng ngày này hàng năm làm theo những gì ông đã căn dặn sẽ giải quyết được lũ sâu bọ kia. Từ đó ngày Tết Đoan ngọ ra đời để tưởng nhớ sự việc này.
3. Nghi lễ cúng trong ngày tết đoan ngọ của người Việt có gì?
Mỗi quốc gia đều thổi một nét đẹp văn hóa truyền thống riêng vào những ngày lễ Tết của mình. Đối với Trung Quốc trong ngày này họ thường diễn ra các hoạt động như đua thuyền rồng, đeo túi thơm, ăn bánh nếp,…Còn với đất nước Hàn Quốc người ta sẽ để cúng và ăn bánh Suritteok và Yaktteok trong dịp lễ này. Còn tại Việt Nam thì sao? Tất cả về nghi lễ cúng trong ngày Tết Đoan ngọ của người Việt sẽ được bật mí ngay sau đây.
3.1Những lễ vật cần chuẩn bị.
Đây là khâu đầu tiên và vô cùng quan trọng trong bất kỳ dịp lễ Tết nào. Tùy theo quan niệm và phong tục của từng vùng miền mà lựa chọn lễ vật cúng ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau.Tuy nhiên không thể thiếu những đồ cúng như là linh hồn của lễ tiết như hương, hoa, trái cây, trầu cau, vàng mã, rượu nước.Lễ vật trong Tết Đoan ngọ gồm 2 loại:
Lễ mặn
Một phần vô cùng quan trọng của buổi lễ này là phần lễ mặn. Đối với mâm cỗ mặn số món ăn bày lên phải tính theo số lẻ nhưng phải đầy đủ một số món truyền thống như cơm cúng, xôi, gà lễ, món canh, giò, nộm, nem.
Lễ chay
Một số gia đình quan niệm không sát sinh vì thế họ sẽ sử dụng cỗ chay để cúng trong ngày lễ.
Ngoài ra nhiều người vẫn thắc mắc ngày diệt sâu bọ ăn gì để loại bỏ độc tố trong cơ thể? theo dân gian, ngoài cỗ mặn các loại bánh và món chè cũng được lựa chọn để ăn rong ngày này. Cũng có gia đình chọn ăn rượu nếp, bánh nếp,bánh xèo,… nấu các loại chè đỗ xanh, đậu đen,….để giúp cho việc giải đi độc tố, làm thanh mát cơ thể.
3.2 Giờ đẹp để hành lễ trước gia tiên.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật gia chủ sẽ lên trước bàn thờ để thắp đèn, đốt nhang bước vào lễ cúng. Với ngày lễ này thường bắt đầu cúng vào giờ Ngọ (11 giờ – 13 giờ) đây là giờ chuẩn nhất. Tuy nhiên, cũng có thể dâng lễ cúng vào 7 giờ – 9 giờ sáng. Đây là 2 khung giờ hoàng đạo phù hợp để cúng bái.
3. Trong ngày Tết Đoan ngọ có những phong tục gì?
Bên cạnh nghi lễ cúng bái thì ở một số vùng còn có các phong tục vô cùng đặc biệt trong ngày lễ này.
Hái lá thuốc
Hái lá thuốc sẽ diễn ra từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều bởi theo quan niệm lá thuốc hái vào thời điểm này sẽ có công dụng tốt nhất.
Khảo cây
Phong tục khảo cây được thực hiện để xua đi những điều không may, mong muốn một cuộc sống đơm hoa kết trái.
Ăn rượu nếp cẩm
Trong ngày lễ này rượu nếp cẩm là món ăn quen thuộc để đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể.
4. Ý nghĩa của ngày Tết Đoan ngọ đối với người dân Việt Nam
Cho đến ngày hôm nay, ở các vùng quê Việt Nam vẫn còn giữ được những nét đẹp truyền thống của ngày lễ này. Tết Đoan ngọ cũng là một trong những ngày Tết truyền thống lớn của nước ta sau Tết Nguyên Đán. Vào ngày này người dân không chỉ sắm lễ cúng bái gia tiên mong cầu một mùa bội thu, diệt trừ sâu bọ mà còn là dịp để tụ họp gia đình quây quần bên nhau thưởng thức trái ngọt. Vì vậy trong ngày này ai đi đâu ở xa cũng luôn cố gắng thu xếp để trở về sum họp với gia đình.
Qua những gì chúng tôi đã chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã hiểu hơn về nghi lễ cúng trong ngày tết đoan ngọ của người Việt. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chúng tôi, nơi chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức tang lễ uy tín, chuyên nghiệp. Chúc các bạn có thật nhiều may mắn và thành công!
Mời bạn đọc thêm: Bài văn khấn mẫu đi chùa.