Tết Đoan Ngọ ở một số nước Á Đông được tổ chức như thế nào?
Các nước phương Đông có rất nhiều ngày lễ lớn. Những ngày này được tổ chức với các mục đích khác nhau. Chúng ta có thể kể đến một số ngày lễ lớn như tết Âm Lịch, tết Trung Thu hay là tết Đoan Ngọ… Mỗi quốc gia sẽ có cách để kỷ niệm những ngày này khác nhau. Hôm nay, Công ty tổ chức mai táng Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến các bạn một số nét văn hóa của tết Đoan Ngọ ở một số nước Á Đông qua bài viết sau đây.
1. Tìm hiểu về tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những ngày tết lớn đối với các quốc gia Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đoan trong tiếng Hán có nghĩa là bắt đầu, Ngọ không phải chỉ con ngựa mà là giờ Ngọ, tức là buổi trưa. Như vậy, tết Đoan Ngọ có nghĩa là ngày trái đất đón nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất.
Theo quan niệm dân gian thì ngày này là ngày cây cối, hoa lá phát triển mạnh mẽ. Cho nên tết Đoan Ngọ còn được biết đến với cái tên “Tết diệt sâu bọ”.
2. Tết Đoan Ngọ ở một số nước Á Đông
Chúng ta đều biết rằng mỗi quốc gia sẽ có tín ngưỡng khác nhau. Vì vậy mà phong tục ở mỗi nước khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn đến nước bạn để trải nghiệm không khí tết Đoan Ngọ ở từng quốc gia.
2.1 Ở Việt Nam
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. Nước ta có 54 dân tộc anh em nên cách tổ chức ở mỗi vùng cũng khác nhau.
Đầu tiên là ở miền Bắc. Vào những ngày này, người dân thường ăn giấm rượu, bánh tro chấm mật. Bánh tro là loại bánh được từ gạo nếp ngâm trong nước tro được đốt từ rơm, sau đó các bước gói, luộc mới được tiến hành.
Điểm đặc biệt của bánh tro miền Bắc đó là nó được ăn cùng với mật. Khi ăn các bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của gạo nếp cùng với vị ngọt thanh của mật ong. Nó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên khi các bạn đến thăm miền Bắc vào tết Đoan Ngọ.
Ở miền Nam vào ngày này thì chè trôi nước là món ăn được yêu thích nhất. Chè trôi nước có hình tròn, bên ngoài là bột nếp, bên trong là nhân chè. Chúng được nấu với nước đường được cho thêm gừng, nước dừa…
Chỉ cần ăn một viên chè, các bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngào của nó khiến bạn muốn ăn thêm nhiều hơn nữa.
Vào những ngày này, một số địa phương còn tổ chức các trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co để chúc mừng ngày cây cối sinh sôi mạnh mẽ.
Mời các bạn xem thêm: Hồng Phúc bài văn khấn cô Chín hay và đầy đủ nhất bạn nên biết.
2.2 Ở Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có bề dày lịch sử và những phong tục đặc biệt. Tết Đoan Ngọ cũng là một trong những ngày lễ lớn của Trung Quốc. Ở đây, tết Đoan Ngọ được gọi là tết Đoan Dương. Thông thường, họ sẽ được nghỉ hai ngày vào những ngày này.
Tương tự như Việt Nam, họ cũng tổ chức các trò chơi như đua thuyền, rước rồng, quét dọn nhà cửa…
Bên cạnh đó, ẩm thực ở đây cũng rất đặc biệt. Nếu các bạn có cơ hội đến Trung Quốc vào những ngày này thì các bạn sẽ được thưởng thức món bánh nếp và rượu Hùng Hoàng. Tùy vào từng địa phương mà nhân bánh nếp có thể là đậu xanh, thịt hoặc long nhãn…
2.3 Ở Hàn Quốc
Hàn Quốc lấy ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là tết Đoan Ngọ với ý nghĩa cầu cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hại. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng chỉ sau tết Âm Lịch và tết Trung Thu.
Vào ngày này, người Hàn Quốc sẽ nhảy múa để cầu mong cho một vụ mùa mới. Không những thế, họ còn tổ chức một số cuộc thi như đấu vật. Người Hàn Quốc còn gội đầu bằng cỏ Thạch Xương Bồ. Họ cho rằng gội đầu bằng loại cỏ này sẽ giúp mái tóc trở nên óng ả, dài đẹp.
Thức ăn ở Hàn Quốc cũng rất đặc biệt. Họ sẽ ăn những món ăn có vị chua, cay hoặc chát vào bữa sáng để xua đuổi côn trùng. Không những thế họ còn ăn bánh Suritteok và Yaktteok. Đây là hai món bánh được làm từ gạo nếp và các loại hạt. Bánh Suritteok thường có màu xanh và thơm vị ngải cứu. Bánh Yaktteok thì đa dạng màu sắc hơn, nó còn phụ thuộc vào loại hạt được sử dụng.
Qua đây chúng ta có thể thấy, mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng khác nhau, có những cách kỷ niệm khác nhau.
3.Công Ty Hồng Phúc và tết Đoan Ngọ
Chúng tôi là công ty tổ chức mai táng Hồng Phúc. Chúng tôi có dịch vụ chuyên nghiệp đảm bảo thời gian cũng như sự tôn trọng với người đã khuất. Chúng tôi hướng đến việc tổ chức tang lễ hiện đại, không có áp dụng các hủ tục hay mê tín.
Như vậy, chúng tôi vừa giúp các bạn đi tham quan tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia. Ngày nay cuộc sống đã hiện đại hơn rất nhiều nhưng các phong tục này đang dần mai một. Chúng tôi hy vọng rằng các nét đẹp văn hóa này sẽ được khôi phục và phổ biến hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!