Select Page

Tháp lưu cốt tại Pháp viên Minh Đăng Quang

Tháp lưu cốt tại Pháp viên Minh Đăng Quang

Tháp lưu cốt tại Pháp viện Minh Đăng Quang mang đến gia đình giá trị lưu truyền cho con cháu đời sau.

Nguyên thế danh Sư là Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh lúc 10 giờ đêm ngày 26 tháng Chín năm Quý Hợi (tức 4 tháng 11 năm 1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình (nay thuộc huyện Tam Bình) tỉnh Vĩnh Long; là con út trong một gia đình có năm người con. Song thân của Sư là ông Nguyễn Tồn Hiếu và bà Phạm Thị Nhàn.

Tổ sư Minh Đăng Quang?

Mười tháng sau khi sinh ra Sư, ngày 25 tháng Bảy năm Giáp Tý (1924), mẹ lâm bệnh nặng và qua đời, hưởng dương 32 tuổi[2]. Từ đó, Sư được phụ thân và mẹ kế Hà Thị Song nuôi dưỡng cho đến lúc trưởng thành.

Cám cảnh vô thường, Sư quyết tâm đi tu. Trước tiên, Sư đến Hà Tiên định lần qua Phú Quốc, sau đó sẽ đi nước ngoài học đạo. Nhưng khi vừa đến nơi thì đã trễ tàu, Sư ra đầu gành bãi biển Mũi Nai (Hà Tiên) ngồi tham thiền 7 ngày đêm. Trước cảnh trời nước bao la biến đổi khôn lường, cộng với nỗi đau của riêng mình. Vào một buổi chiều, Sư ngộ được chân lý vô thường, vô ngã, khổ vui của cuộc đời,…và ngộ được lý pháp “Thuyền Bát Nhã – ngược dòng đời cứu độ chúng sinh”.

tháp lưu cốt
Pháp viện Minh Đăng Quang

Lịch sử hình thành Pháp viện Minh Đăng Quang

Thuở sơ khai, Pháp viện chỉ gồm ngôi chánh điện cất tạm hình chữ nhật và một số am cốc bằng tre lá. Trong hoàn cảnh đó, quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng trong tăng đoàn đã không quản ngại vừa tu tập vừa dọn dẹp, san lấp, vun xới…

Chư Tôn đức trong Giáo đoàn như Hòa thượng Giác Phúc, Trưởng lão Giác Huyền, Hòa thượng Giác Lai đều có công lớn trong việc duy trì và phát triển ngôi phạm vũ này để có được một diện mạo trang nghiêm trầm tịnh.

Đến cổng tam quan, Phật tử đến thăm sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành dưới những tàng cây cổ thụ rợp mát, đó là thành quả của việc vận động trồng cây xanh tạo cảnh quan do Pháp viện chủ trương năm 1989.

Pháp viện Minh Đăng Quang thiết kế gồm 04 toà tháp chính:

02 toà tháp bát giác: Bảo Tháp Xá Lợi Phất và Bảo Tháp Ca Diếp

02 toà tháp tứ giác: Bảo Tháp Hồng Ân và Bảo Tháp Tứ Ân

Tất cả các tòa tháp bảo điều có một hàm ý thiêng liêng.

Bảo Tháp Ca Diếp:  nơi thờ bảy Đức Phật quá khứ và lich đại tổ sư.

Bảo Tháp Xã Lợi Phất: Tầng trên của tháp Xá-lợi-Phất tôn trí Pháp bảo tam tạng kinh luật luận bằng các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Hán, Anh, Việt… có nội dung triết học, văn học, sử học Phật giáo… Tầng trệt là phòng đọc sách dành cho tất cả mọi người.

Bảo Tháp Hồng Ân: nơi thờ cúng linh cốt của Chư Tăng Ni

Bảo tháp Tứ Ân: là nơi thờ cúng và lưu cốt phụ mẫu hay người thân yêu, thể hiện tinh thần hiếu tử và cũng là một trong tứ ân mà mỗi con người điều phải hàm ơn.

Tháp Bảo Tứ Ân là một trong 4 tòa tháp bảo tại Pháp viện Minh Đăng Quang được dùng lưu tro cốt của chúng sanh, với mong muốn thân bằng quyến thuộc hữu duyên khi sớm tối nghe Pháp Phật để tâm linh của người quá cố được giải thoát về cõi vĩnh hằng an lạc, cũng vì thế mà gieo nhân duyên phước lành cho con cháu về sau.

tháp lưu cốt
Tháp lưu cốt tại Pháp viện Minh Đăng Quang

Tứ ân là gì?

  • Hồng Ân Tam Bảo
  • Thánh Ân Kiến Quốc
  • Quốc Ân Trường Cửu
  • Phúc Ân Phụ Mẫu

Xu hướng hiện đại

Ở các nước văn minh, người ta cũng đang chuyển dần từ địa táng sang hỏa táng, như ở Hoa Kỳ, vào thập niên 70, trong 10 người chết mới có một người hỏa táng, nhưng hiện nay, người chết đã được  hỏa táng rất nhiều.

Chí phí tổ chức tang lễ cũng là vấn đề của rất nhiều gia đình khi gặp hữu sự mà không có sự chuẩn bị trước vì thế hỏa táng sẽ giảm thiểu chi phí, giúp con cháu giảm gánh nặng về tài chính, điều này sẽ làm cho gia đình con cháu được thuận an.

Sau khi hỏa táng tro cốt được lưu giữ tại công viên nghĩa trang hay các chùa gần cư gia. Việc chọn nơi lưu cốt cũng đơn giản hơn là việc chọn an táng rất nhiều.

Đầu tư

Người an lạc là người biết phòng ngừa các rủi ro trong cuộc sống của chính mình cũng như người khác. Thường ngày, chúng ta điều lo cho những điều thường nhựt như ăn, mặc, ở cũng như những tiện ích cho gia đình, nhưng không ai chuẩn bị cho chính mình khi hữu sự như bệnh hay chết.

Chúng ta tại sao không chuẩn bị cho điều này?

Những đất nước phát triển thì họ đã được chuẩn bị từ chính sách nhà nước, hay từ chính bản thân của họ như bảo hiểm nhân thọ,…

Điều mà chúng ta luôn lo lắng cho hiện tại thì vô vàng thứ

Cuộc sống hiện tại là đâu?

Sanh hữu hạn – Tử vô kỳ. Tất cả cũng chỉ là vô thường trong cõi ta bà này. Bệnh tật, tai nạn, tử vong có phải là cuộc sống hiện tại của chính mỗi con người chúng ta.

Đúng vậy các bạn, những điều tưởng chừng không muốn nhưng rồi nó sẽ đến. Hôm nay có lẽ đó không phải là hiện tại của mình nhưng điều đó là hiện tại của rất nhiều người khác, trong đó có người thân chúng ta.

Giá trị lưu truyền

Giá trị vĩnh viễn.

Chăm sóc và bảo quản lâu dài.

Vị trí thuận tiện.

Thiện duyên, nghiệp lành.

Pháp lý rõ ràng.

Cơ hội

Chọn lựa vị trí tốt, phù hợp tại tháp lưu cốt

Thanh toán định kỳ

Cho mình cơ hội và người khác cơ hội.

About The Author

Hồng Phúc

Hoàn thiện bản thân - Phục vụ cộng đồng - Thực hiện hoài bảo.

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dịch vụ mai táng trọn gói Trang trí linh đường