Select Page

15 điều nên biết khi có người hấp hối sắp chết

Xuất phát từ đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận” nên mỗi khi có người hấp hối sắp chết, những người trong gia đình đều cố gắng thực hiện đầy đủ, chu đáo nghi thức tang lễ truyền thống và phong tục tập quán của người Việt.

Sự ra đi của người thân về với thế giới của tổ tiên gây nên nỗi đau buồn, thương tiếc của những người đang sống, là sự mất mát không thế bù đắp được. Vì lẽ đó, nghi lễ tang ma được coi là sự bày tỏ tình cảm của người sống đối với người chết trong giờ phút vĩnh biệt thiêng liêng.

Tang lễ là một nghi thức có tính chất luân lý của mỗi xã hội từ Đông sang Tây. Trong bất cứ một xã hội nào, vấn đề tang lễ vẫn luôn được coi là nghi thức quan trọng. Xã hội Á Đông coi trong gia tộc, nên từ ngàn năm trước, rất nhiều sách vở, của các Triết gia Á Đông đã đề cập đến bổn phận của con người trong việc tang một cách cẩn thận, chu đáo.

Ở Việt Nam, các nghi thức về tang lễ, tang chế đều dựa trên nguyên tắc luân lý và đạo đức  của nền văn hóa phương Đông. Lâu ngày, các định lệ này đã thành tục lệ với những biến thể phù hợp với nếp sống riêng của người Việt Nam.

Cho tới nay, nhiều nghi lễ  đã được giản tiện để phù hợp với hoàn cảnh sống của xã hội đương thời, đặc biệt là ở các đô thị và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, một số những nghi lễ cơ bản, có ý nghĩa quan trọng, nhân dân ta vẫn lưu giữ.

có người hấp hối

Lắng nghe nguyện vọng và thực hiện di chúc của người hấp hối sắp chết.

Di chúc là nguyện vọng, cũng là lời dặn dò con cháu, giao phó cho con cháu thực hiện những ý nguyện mà đương thời chưa làm được. Di chúc viết về chính cuộc đời của người chuẩn bị “ra đi”, kể về công lao, hạnh phúc, những điều sâu kín nhất trong lòng và nguyện vọng của mình đối với người thân trong gia đình. Di chúc có thế đề cập đến việc chia tài sản thành một văn bản riêng, có sự chứng kiến của luật sư hay người hang xóm có uy tín hoặc đại diện tổ đan phố để đảm bảo về mặt pháp lý.

Di chúc hoặc những lời trăng trối của người sắp qua đời có ý nghĩa rất quan trọng, có ảnh hường sâu xa đến cuộc sống sau này của con cháu. Cho nên con cháu phải luôn luôn binh tĩnh lắng nghe, để sau này thực hiện cho gọn gang, chu đáo, để người đã khuất được “ngậm cười nơi chin suối”.

Theo quan điểm tránh bị tai tiếng là “chết đường, chết chợ” nên những người xa xứ, hay đang điều trị tại bệnh viện khi biết mình không thế qua khỏi và có mong muốn được đưa về nhà. Ngày nay, người dân tại các thành phố lớn thì không có điều kiện thuận lợi chăm sóc người bệnh khi ở những căn hộ, chung cư nên việc chăm sóc người bệnh thường ở bệnh viện trong những phòng chăm sóc đặc biệt cho đến khi qua đời. Sau đó người thân có thể làm theo thủ tục theo truyền thống như lấy di chúc, chuẩn bị áo quần mới để thay, lau rửa vệ sinh bằng nước thơm(ngũ vị),… Khi qua đời, người chết được quàn tại nhà cộng đồng, và đám tang sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ.

Khi biết người bệnh không qua khỏi thì phải đưa ra gian nhà chính( tiền sảnh hoặc đại sảnh), không nên để trong buồng(phòng). Vì như thế rất chật hẹp, khó khan khi thực hiện các thủ tục, nghi thức cho người sắp từ trần.

Chọn đất làm mộ

“Sống về mồ mả, ai sống về cả bát cơm”. Dân gian quan niệm phải chọn đất làm huyệt sao cho tốt không ảnh hưởng tới sự phát đạt, hung thịnh của con cháu, dòng họ về sau.

Tìm đất căn cứ vào hướng gió và mạch đất, do đó địa lý còn gọi là “phong thủy”. Một ngôi mộ đất có thể làm cho con cháu phát đạt, nhưng cũng có thể đem đến sự thất bại cho con cháu. Ngày nay, việc chọn đất chôn cất cũng là việc rất quan trọng nhưng không thể theo nhưng thủ tục rườm rà và cũng không phải nhờ vào thầy địa lý. Do xã hội phát triển, đất đai quy hoạch, vì vậy việc chôn cất ở nghĩa trang phải theo sự sắp xếp của ban quản lý.

Đặt tên thụy, tên hiệu

Theo cổ lệ, phải đặt tên cúng cơm cho người chết, tức là tên thụy hay tên hèm, tên hiệu. Trường hợp người sắp chết còn tỉnh táo, họ có thể tự đặt tên thụy cho mình. Nếu đã hôn mê, thì người nhà căn cứ vào đức tính của người sắp chết lúc sinh thời để đặt tên thụy.

Chúc khoáng

Người nhà túc trực bên giường sắp chết cần theo dõi chặt chẽ để biết lúc người bệnh tắt thở bằng cách lấy ít bông đặt ở lỗ mũi, khi thấy bông không động đậy nữa, đó chính là giây phút chết hẳn.

Khi người thân chết hẳn, gia đình hoặc người thân phải vuốt mắt cho người chết để cặp mắt nhắm hẳn lại, và sắp xếp chân tay, nằm ngửa ngay ngắn.

Khiết sỉ

Lấy chiếc đũa đặt ngang miệng người chết để “cái hàm” cho rang hé ra. Không nghiến chặt lại để sau làm lễ phạn hàm

Hạ tịch

Còn gọi là hạ thổ. Trải chiếu xuống đất, đưa người chết nằm xuống chiếu một lát lại đưa lên giường. Theo quan điểm xưa “ chết trở về với cõi âm”, tức là lấy đủ khí âm dương cho người chết.

Thiết hồn

Dùng bảy thước (thước ta) lụa trắng phủ lên ngực người chết trước khi tắt thở(ý đón hơi thở vào đó). Khi người bệnh chết hẳn, đem tấm lụa này kết thành hình dạng người thân có đầu, mình, tay, chân. Kết xong đặt trên mình người chết.

Lúc nhập quan thì linh bạch được đặt trong linh sàng, linh tọa để tượng trưng cho người đã mất. Ngày nay, được thay thế bằng di ảnh chân dung của người quá cố.

Mộc dục

Khi nào thấy người bệnh ú ớ(hấp hối), thì gia chủ phải chuẩn bị nồi lá thơm(gồm có lá bạch đàn, tùng, diệp, mộc hoàn,…) nấu thành nước để lau rửa. Nếu không đủ nhưng loại lá thơm thì có thể thay thế các loại lá khác có mùi thơm cũng được. Khi lau nên để người bệnh nằm ngửa, rồi lau nước thơm khắp người bằng khăn mới và mềm. Chải tóc rồi thay quần áo mới. Việc làm này có ý nghĩa là tắm gội để “rũ hết bụi trần”.

Mặc quần áo mới

Sau khi tắm rửa, làm vệ sinh sạch sẽ xong, thay quần áo mới cho người chết. Theo tục xưa gồm các thứ: khăn chít đầu, bông nhét lỗ tai, khăn phủ mặt, bao tay, giầy, tất,…

Sau khi thay xong quần áo, phải đặt người nằm ngay ngắn tay chân duỗi thẳng. Người xưa thường lấy dây vải buộc hai ngón chân cái và hai ngón tay cái lại với nhau. Tay được đặt lên bụng.

Phạn hàm

Người xưa, mỗi lần trong gia đình có người chết, thân nhân lấy 01 ít gạo nếp vo kỹ và 03 đồng tiền lau chùi cho sáng loáng, bỏ chúng trong 01 chiếc đĩa. Đối với gia đình có thường dung 03 đồng tiền vàng và 09 hạt ngọc trai. Tang chủ đứng bên phải thi hài người chết, lấy chiếc đũa cài căng ra, bỏ gạo nếp và tiền vàng vào miệng người chết, bỏ 03 lần mỗi lần 01 đồng tiền và 03 hạt gạo nếp. Lần đầu bỏ vào mép bên trái. Lần 02 bỏ vào bên mép phải và lần cuối vào chính giữa miệng.

Có tục bỏ tiền và gạo nếp vào miệng người chết vì người xưa nghĩ rằng người chết sang thế giới bên kia mà không bỏ gạo và tiền vào miệng thì không có gì để ăn, tiêu.

Trước kia còn có tục lệ đơm 01 bát cơm, trên để 01 quả trứng luộc bỏ vỏ, có cắm đôi đũa tre, phía cuối được vót cho sợi vót quăn lại thành hình bông hoa. Bát cơm cùng bài vị đặt trên đầu người chết. Khi đã nhập quan, bát cơm đó được đặt trên áo quan.

Áo quan và các phụ gia

Xưa kia, áo quan[1] là hình hộp chữ nhật, vuông thành sắc cạnh, càng dày càng tốt, áo quan thường dung với loại gỗ tốt, chịu ẩm lâu không bị mục dưới đất.

Chiều dài quan tài thì “giường bốn thước hai, quan tài bốn thước bảy” (theo thước ta[2]). Chiều dai quan tài vừa đủ người chết nằm, với dụng ý không cho thi thể trương phình, chảy nước, bốc mùi ra ngoài. Trường hợp người chết có đôi vai quá khổ, thì sau khi chết phải buộc gọn lại.

Xem thêm >>> Quan tài thường được sơn gắn rất kỹ, dưới lót bỏng, giấy bản, trà búp khô, để nước có chảy được thấm khô. Người ta gắn nắp quan tài bằng sơn sống[3], nhào với đất sét khô tán nhỏ, với bột nếp quấy với nhựa xoan, rất kín, chắc, để năm bảy ngày. Để xử lý các kẽ hở của áo quan, dân gian thường dùng sơn sống(sơn ta) nhào với mùn cưa, hoặc giã gạch non bóp với bánh dầy chét vào các kẽ hở. Cũng có địa phương dùng xôi (cơm nếp) trộn với mùn gạch non thành một thành chất dính, miết vào các kẽ hở của áo quan.

Ngày này, áo quan được là bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như: giấy cứng, gỗ ép, MDF,… với mục đích thay thế các loại gỗ quí hiếm, vừa tiết kiệm, vừa đa dạng về hình thức cũng như là chất liệu.

Vải dùng để liệm thi hài gồm có: Tiểu liệm, đại liệm, tạ quan[4], thường dùng vải mộc, các nhà giàu có, quan lại dùng nhiễu lụa.

Khâm liệm

Đại liệm, tiểu liệm: Dùng vải trắng hoặc lụa. Tiểu liệm gồm một miếng vải trắng dài 14 thước ta, có 03 đoạn vải ngang, mỗi đoạn 06 thước ta đặt vuông góc với miếng vải chính. Đại liệm cũng có chiều dài tương tự gồm 05 đoạn ngang. Các đoạn này phải sắp cho vừa với thân người để buộc lại khi liệm thành mảnh thứ nhất ngang đầu và tới mảnh cuối cùng ngang bàn chân người chết.

Khâm: là chăn liệm người chết. Có hai chăn, dùng một cho đại liệm, một dùng cho tiểu liệm.

Tạ quan: cần phải có đầy đủ trong quan tài như gối kê đầu, hai gối lót hai bên tai, một tấm đệm đầu, hai tấm đệm chân, hai tấm đệm dựa về đùi, hai tấm đệm về chân, tấm che mặt. Tất cả những thứ này đều làm bằng giấy bồi[5], trong có nhồi bấc[6].

Liệm xác: Khi liệm, tang chủ vào khóc quỳ xuống, người chấp sự quỳ theo và khấn, đại ý: “Được ngày giờ, xin lễ liệm, cẩn cáo”. Tang chủ sụp lại và đứng lên.

Hiện nay, ở các thành phố, quan tài có tấm kinh trên nắp thiên(ở phía đầu). Đối với quan tài có tấm kính này thì cần trang điểm mặt người chết, để sau khi viếng, đi vòng quang linh cửu, mọi người thấy người mất với nét mặt tươi tỉnh hơn.

Tùy theo sổ vải liệm của gia đình tang chủ chuẩn bị, tiến hành liệm người chết theo các bước sau:

– Nếu tấm vải dài 06m(khổ vải 0.8m hoặc 1,2m) thì 04m can thành hình vuông, 02m còn lại chia đôi để can vào phía đầu và phía chân thi hài.

– Nếu tấm vải dài 08m thì can thành hình chữ nhật(một chiều 04m và chiều kia trên dưới 04m)

– Nếu chăn mỏng cũng phải dài tối thiểu 2m.

Có hai cách liệm khác nhau(tùy theo tập quán của từng địa phương).

Cách thứ nhất:

Đặt thi hài trên vải liệm(hoặc chăn mỏng) theo đường chéo góc từ phía trên đầu tới phái khoảng giữa hai gót chân. Phủ che mặt người chết bằng tờ giấy bản hoặc miếng xô màn mềm, có dây buộc vào phía sau đầu và cổ. Kéo mép vải ở hai bên sườn người chết lên trước ngực và bụng ở chéo góc, gấp góc vải phía dưới hai bàn chân lễ, buộc một dây vải khoảng bắp chân, một dây ngang hông. Gấp góc vải liệm phía trên đầu xuống ngực để buộc dây thứ ba ngang vai, sau khi thân nhân đã xem mặt lần cuối cùng. (Cần lưu ý, các dây cần buộc cho thật chặt thì mới giữ được thi thể ngay ngắn)

Cách thứ hai:

Đặt thi hài nằm chính giữa theo chiều dọc của vải, gấp mép vải hai bên theo chiều dọc thi hài, sau đó gấp mép vải phía chân và cuối cùng là gấp mép vải phía đầu. Sau đó, buộc dây ở các khoảng như ở cách liệm thứ nhất.

Trong việc tang, khâu khâm liệm được các gia đình tang chủ hết sức coi trọng, nên thường bố trí những người thân trong tang quyến trực tiếp làm, vừa thể hiện tình cảm của mình, vừa đảm bảo khâm liệm chu đáo.

Trước lúc khâm liệm, người nhà lập một bàn thờ vong ở phía trước cửa. Bàn thờ vong là một cổ linh sa được đặt trên một chiếc  bàn rộng. Trong linh sa có bài vị và ảnh để tên tuổi của người chết. Trước bài vị là một chiếc mâm bồng bày nải chuổi và quả bưởi.

Sau khi kèn trống nổi một hồi dài, người ta tiến hành khâm liệm. Thi thể người chết đươc đặt trên chiếc chiếu dưới nên nhà. Khăn phủ mặt và đũa ngáng miệng được bỏ ra, người ta dùng vải trắng gói người chết lại và đặt vào trong quan tài, gáy được gói lên hai chiếc bát cơm úp. Theo phong tục không thể thiếu một bộ tổ tôm[7] bỏ vào trong ván để trừ trùng tang.

Nhập quan

Khi thực hiện nghi lễ khâm liệm, người thân có mặt đứng theo thứ tự gần xa, trên dưới quanh quan tài để chuẩn bị thực hiện lễ nhập quan. Quan tài đươc đặt ở gian chính giữa. Với những người chết có bệnh phù thũng, người tà dùng cám rang hoặc gạo rang giã nhỏ rắc vào trong ván để hút nước và khử mùi. Lúc khâm liệm phải có thầy cúng làm lễ. Ở giữa có đặt một bát cơm, đôi đũa bông, một quả trứng luộc đã bốc vỏ.

Nếu gia đình có chuẩn bị tấm vải tạ quan(tấm vải lót đáy quan tài), thì những người lo việc nhập quan nâng người chết bằng bốn góc của tấm vải tạ quan, sau đó nhẹ nhàng đặt thi thể vào áo quan. Nếu không có vải tạ quan thì người ta dùng 03 đoạn dây luồn ở dưới cơ thể, những người thực hiện cầm các đầu dây nhẹ nhàng đặt thi hài vào áo quan. Chú ý không nâng thi thể hài trực tiếp bằng tay để nhập quan. Khi nhập quan xong, để quan tài đúng vị trí thờ.

Quan tài sau khi đã miết kín các mạch hở, đáy quan tài cần phải rắc một lớp chè bồm[8] hoặc gạo nếp rang cháy dày khoảng 03cm – 04cm để hút ẩm từ tử thi toát ra, nhằm giữ cho thi thể luôn luôn khô ráo. Trước đây, theo tập quán, sau khi rải lớp chè bồm vào đáy quan tài thì đặt lên một mảnh ván thất tinh[9].

Khi đặt thi hài vào quan tài, cần chuẩn bị một số vật liệu kê, đệm, lót (nếu quan tài rộng), làm cho thi thể được cố định thành một khối với quan tài, khi di chuyển quan tài không lắc lư, xê dịch. Đặc biệt phải kê lót phía đầu quan tài thật chu đáo. Vật liệu kê, đệm nên dùng các gối bông nhỏ, hoặc gắp giấy bản hay vải mềm nhiều lớp, dày mỏng tùy theo khi kê, đệm và phần đầu phải cao hơn phần chân.

Sau khi nhập quan xong, đậy nắp quan tài (quan tài chưa đóng cá, hoặc đóng đinh ở vàn thiên), nhằm đề phòng có những lúc cần mở ra theo yêu cầu của thân nhân; hoặc đề phòng  có trường hợp chỉ chết lâm sàng.

Linh cữu[10] thường được đặt ở gian chính, đầu để ở phía trong chân phía ra ngoài. Cổ lệ rằng: Trường hợp người chết còn cha mẹ sống, linh cữu được đặt ở gian bên cạnh, trên đầu có chít khăn tang cho cha mẹ. Trường hợp nhà chỉ có một phòng thì linh cữu được đặt chệch sang một bên, tránh đặt giữa nhà.

Lễ nhập quan cử hành theo những thủ tục nghiêm trang như sau:

Con cháu vào quỳ trước người chết. Người chấp sự cũng quỳ theo và khấn: “Nay được giờ lành, xin được nhập quan. Cẩn cáo”. Sau đó, con cháu đứng ngay ngắn hai bên, nam tả nữ hữu. Những người giúp việc khiêng thi hai đặt vào chính giữa áo quan.

Từ xưa, tang lễ rất nghiêm trang. Lúc bấy giờ thân nhan phải giữ được bình tĩnh. Theo lệ xưa, khi người già tắt thở xong, con cháu vuốt mắt rồi thay quần áo. Thực hiện đầy đủ các nghi lễ xong thì người ta buông màn rồi thắp đèn dầu đặt bên cạnh giường. Điều này nhằm không cho kiến hay côn trùng bò lên theo những chân giường. Từ lúc này phải luôn có con cháu túc trực, trong coi thi hài. Khong cho chó mèo lại gần. Theo người xưa, nhằm tránh bị động vật tha mất thi hài.

Những đồ dùng tiếp xúc với người chết như; quần áo, chăn màn, giường chiếu phải đem thả xuống sông hoặc đốt. Người chết không có bệnh, con cháu thường giữ lại những quần áo còn lành mới để dùng. Theo quan niệm những quần áo đó sẽ được người chết phù hộ cho luôn khỏe mạnh, may mắn.

Đặc biệt, lúc người già hắp hối, con cháu dù có đau đớn đến mấy cũng không được khóc thành tiếng, điều này sẽ giúp cho người hấp hối thanh thản, nhẹ nhàng ra đi. Tối kỵ việc để cho nước mắt rơi vào thi hài.

Phục hồn

Khâm liệm xong, thầy cúng ra trước bàn thờ vong làm lễ nhập hồn. Nội dung của bài khấn là trình báo với Thiên đình rằng trần gian có người quy tiên và xin ghi tên vào sổ Thiên tào, làm các thủ tục xin gia nhập Thiên tào.

Phát tang

Mọi người thân trong gia quyến tập trung lại xung quang linh cữu(người thân nhất đứng gân, rồi tiếp đến con cái, cháu chắt theo thứ tự từ gần đến xa). Tất cả khăn tang, mũ mấn được đặt vào một chiếc mâm trên hương án. Trong lúc chủ tế[11] làm lễ thì con cháu quỳ ở dưới chiếu, và phát tang cho từng thành viên trong gia đình.

Sau khi phân phát khăn tang xong, số khăn tang những người vắng mặt được để lại trên mâm. Con trai, con gái, con dâu đều thắt khăn tang, đội mũ mấn và buộc dây ngang người. Cách thức để tang có qui định rõ ràng. Tang cha mẹ thì thắt khăn sổ mối, hai dải khăn dài ngắn khác nhau nếu bố mẹ của hai bên có người còn sống và bằng nhai nếu đã mất hết; vợ để tang chồng cũng chít khăn sổ mối, một dải dài, một dải ngắn nhưng chồng để tang vợ thì chỉ quấn vòng tròn trên đầu; cháu quấn khăn trắng quanh đầu thành vòng tròn; chắt thì quấn khăn vàng; và chút đội khăn đỏ.

Cũng theo tập quán, chỉ sau lễ phát tang thì mới chính thức báo tang. Từ đấy mọi người đến vúng viếng và từ lúc này mới có kèn trống.

Lễ phát tang ngày nay cốt giữ sự trọng thể, không nhất thiết phải theo cổ lệ. Tuy nhiên, vẫn cần tuân thủ một số quy ước cụ thể để phân biệt mối quan hệ trực hệ trong tang quyến như; đối với con trai, con gái, con dâu, vợ chống đều chít khăn xô bỏ múi buông hai dải về phía sau; anh chị em ruột, cháu và những người có mối quan hệ khác đều chít khăn gấp vào trong( không bỏ múi); chắt, chút thì quấn khăn vàng đỏ,… nhằm biểu hiện lòng tự hào của con cháu đã nuôi dưỡng cha mẹ sống lâu. Đây cũng là tập quán cần phát huy và cũng thể hiện truyền thống văn hóa của người Việt.

About The Author

Hồng Phúc

Hoàn thiện bản thân - Phục vụ cộng đồng - Thực hiện hoài bảo.

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Dịch vụ mai táng trọn gói Trang trí linh đường