Select Page

Nên rải tro cốt hay gửi nhà lưu tro cốt sau khi hỏa táng?

Nhà lưu tro cốt là dịch vụ cho gửi tro và cốt tại các công viên nghĩa trang hay tại chùa. Có thế sau nhiều năm gửi tro cốt thì việc rải tro cốt người đã mất xuống sông hoặc biển được xem là giải pháp rất văn minh, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện nay

Góc nhìn nhà Phật

Trong nhà Phật, dù là thiêu (hỏa táng) hay chôn (địa táng) thì thi thể của người chết sẽ mất đi cảm giác, vì thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động. Thần thức đã rời thân xác nên cũng chẳng cảm nhận được gì. Tro cốt là phần còn lại sau khi hỏa táng. Ngày xưa, hỏa táng bằng củi khô nên việc thu lại tro không sạch và có nhiều tạp chất, không như thiêu bằng điện hay gas.

Việc hỏa táng bằng gas hay điện thì tro sẽ giữ lại được sạch sẽ, không gây ô nhiễm cho môi trường hơn là với địa táng. Bởi thế mà đây là phương pháp xử lý xác chết được khuyến khích và phát triển trong thế giới hiện đại.  

Tại sao nên rải tro cốt (hóa tro cốt)?

Rải tro cốt là việc làm cần thiết sau vài năm giữ ở nhà lưu tro cốt. Theo thời gian thì việc thăm nom cũng dần phai. Về tâm linh thì sau khi mất có thể người thân hóa sanh về những nơi nghiệp duyên khi còn sống họ mong muốn.

Theo thời gian mọi thứ đều sẽ phải thay đổi, dù muốn hay không cũng phải nhìn nhận rằng chúng ta rồi sẽ là quá khứ của con cháu, và rồi cái còn lại chỉ là tưởng nhớ hay những câu chuyện kể cho thế hệ kế tiếp. Tình cảm chỉ dành cho người sống hơn là người đã khuất. Nên không thể nói rằng tình cảm đó sẽ là mãi mãi. Chính vì có những điều không thể thành hiện thực nên con người mới mong muốn. Và trở nên yếu đuối trước những mong muốn của chính mình.

Gốc nhìn khoa học, khi chết đi thì thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác. Không còn nhận thức được xung quanh như thế nào dù nóng lạnh hay là gì đi chăng nữa thì thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động. Theo quan điểm Phật giáo, thì thần thức đã rời thân xác nên cũng chẳng cảm nhận được sự đau đớn. Dù hỏa táng hoặc an táng, thì linh hồn của người đã mất vẫn không bị ảnh hưởng đến việc giải thoát. Vì thế tro cốt không có linh hồn gì cả.

Rải tro cốt người đã mất như thế nào?

Từ trước đến nay, có nhiều cách táng người chết như địa táng, hỏa táng, thủy táng, lâm táng, không táng… Theo quan điểm Phật giáo, táng người chết theo cách thức nào cũng đều được cả. vì sau khi chết, thần thức sẽ theo nghiệp duyên mà tái sinh. Ông bà ta cũng có câu: “Sống sao thác vậy”. Có lễ đây cũng là luật nhân quả. Nên khi sau khi chết thân thể này không còn gì là quan trọng, táng theo cách nào cũng được.

Nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng hỏa táng là một hình thức thay thế cho địa táng và nhiều hình thức táng khác, bởi tính đơn giản, gọn gàng sạch sẽ lại tiết kiệm, bảo vệ được môi trường khi các nghĩa trang ở gần khu dân cư. Hiện nay, giá đất nghĩa trang tại TPHCM hay các thành phố lớn như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội,… không hề rẻ khi nói đến an táng. Hỏa táng là một giải pháp tối ưu, văn minh và phù hợp cho người dân tại các thành phố lớn.

tháp lưu cốt
Pháp viện Minh Đăng Quang

Phật tử nên biết cách rải tro cốt người thân sau khi hỏa táng

Khi rải tro cốt cho người thân, không cần phải thực hiện nhiều lễ nghi phức tạp nhưng chúng ta cũng nên thực hiện trong sự im lặng, chậm rãi, mỗi người rải tro cốt một nắm trong sự thành kính tiễn biệt sẽ ý nghĩa và trọn tình hơn. Lưu ý nên bỏ cả hũ tro cốt xuống sông.

Khi đi rải tro cốt, người thân cũng nên tự làm mà không cần mời thầy cũng như thực hiện bất cứ lễ nghi nào. Chọn một khúc sông, suối, bờ biển hay gốc cây sạch sẽ, kính cẩn bốc từng nắm tro cốt của người thân thả xuống.

Trong khi rải tro cốt con cháu thành kính, nguyện cầu, chia sẽ công đức tốt lành đến cho người thân được sinh về cõi lành. Khởi Tâm quán tưởng thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi. Mai này, thân ta cũng trở về với tứ đại. Rải cốt xong, thực hiện việc thờ cúng theo phong tục tập quán của người Việt xưa nay tại nhà hoặc chùa.

Những điều nên làm sau khi rải tro cốt hay an táng nên làm việc lành, và thành tâm hồi hướng công đức đến người mất, người thân, họ hàng trong gia đình điều được an lạc, hạnh phúc.

Nên gửi ở nhà lưu tro cốt như thế nào?

Thế giới lưu tro cốt như thế nào?

Nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng hỏa táng là một hình thức thay thế cho địa táng từ lâu đời, bởi tính đơn giản, gọn gàng sạch sẽ lại tiết kiệm. Ở những nơi đất đai đắt đỏ như Hồng Kông, người dân lựa chọn hỏa táng như một giải pháp tiết kiệm chi phí, lại giảm bớt gánh nặng đất đai cho người còn sống.

Ở Canada, tuy đất đai không bị quá tải như Hồng Kông. Nhưng người dân ở đây vẫn lựa chọn hỏa táng để hoàn tất thủ tục cho người đã mất. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sử dụng hỏa táng chiếm 25%. Dự báo đến năm 2025 thì con số này ước chừng là 50%. Ở Ấn Độ, phương pháp này đã bắt đầu từ 2.000 năm trước. Nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Myanmar, Lào… đã sử dụng hỏa táng từ rất lâu.

Nhưng sau khi hỏa táng rồi, tro cốt nhận được rồi thì nên xử lý như thế nào, đem rải xuống biển hay cất trên chùa? Trên thế giới có nhiều cách xử lý, cụ thể có nơi rắc tro cốt xuống rừng cây, sông, biển. Có nơi chôn xuống đất và trồng cây lưu niệm lên trên, có nơi chôn và dựng một tấm bia, nghĩa là rất nhiều cách. Quan trọng là ước muốn của người chết di chúc lại hoặc quyết định của thân nhân họ.

Ở Nhật Bản, từ năm 2006, có rất nhiều ngôi chùa đã tiến hành xây dựng một loạt các ngôi mộ trang nhã để có thể làm nơi lưu giữ tro cốt của những người đã qua đời. Khu vực Tokyo, có đến hơn 2.000 người đã khuất được lưu giữ tro cốt trong một ngôi mộ bằng gỗ, xây dựng khá kỳ công và bề thế có tên là Ruriden.

Được biết, bên trong ngôi mộ bằng gỗ được xây dựng kỳ công này có đến hơn 2.000 bức tượng Phật được thiết kế và chiếu sáng bằng đèn led. Bên trong mỗi bức tượng là một bộ tro cốt của 1 người đã khuất. Tại đây, thân nhân của người đã khuất sẽ được cấp cho 1 chiếc thẻ để vào ngôi mộ. Chỉ cần quẹt thẻ khi vào bên trong, bức tượng chứa tro cốt của người thân họ sẽ tự động sáng lên.

Ở khu vực miền Bắc của Đài Loan, có tòa tháp chứa tro cốt cao 20 tầng do một công ty dịch vụ tang lễ lớn hàng đầu thế giới điều hành. Được biết, bên trong tòa tháp này hiện đang chứa tro cốt của 400.000 người. Có thể thấy, việc chăm sóc tro cốt của người đã khuất là một trong những dịch vụ kinh doanh lớn, được khá nhiều người tin tưởng.

Ngoài ra, tại quốc gia này còn có thêm một dịch vụ khác đó chính là hỏa táng “xanh”, đây được xem là dịch vụ thân thiện với môi trường. Cụ thể, khi có người thân đã mất, gia đình sẽ áp dụng việc hỏa táng “xanh” là chôn cất tro cốt cùng với hoa, cây xanh hoặc thả ra biển tại những khu có quy hoạch. Ngoài ra, thân nhân của người đã khuất sẽ không thắp hương và cũng không dựng bia. Thống kê từ cơ quan chức năng nước này cho biết, trong những năm gần đây, số người chọn dịch vụ hỏa táng “xanh” tăng từ 0,47% (2008) lên đến 4,5% (hơn 7.700 người vào năm 2017).

Tro cốt nên để ở đâu là hợp lý?

Theo Phật giáo, con người sau khi chết thì thần thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa) thì trả về cho tứ đại. Theo phong tục tập quán của từng xứ sở, phần thân xác tứ đại sau khi chết có thể có thể xử lý bằng nhiều cách như hỏa táng (thiêu), địa táng (chôn), thủy táng (thả sông biển), hoặc lâm táng (bỏ trong rừng), thậm chí là không táng (treo lên cây) hay điểu táng (cho kền kền ăn).

Tro cốt sau khi hỏa táng có thể dùng như một loại phân bón. Rải vào cây cối, vào đất đai trong nhà, trong vườn cây thân thuộc của gia đình. Có như thế thì ta luôn có cảm giác người đã mất luôn tồn tại, luôn hiện hữu quanh đây. Hành động này về mặt bản chất, cũng gần như việc địa táng đưa thân xác trở về cát bụi.

Tro cốt sau khi hỏa táng còn có thể đem lên chùa như một giải pháp cầu siêu. Nếu người đã mất là một Phật tử, hoặc trong lúc lâm chung tâm tưởng hướng Phật. Thì việc hỏa táng xong đưa tro cốt lên chùa gửi là một điều nên thực hiện. Không khí thanh tịnh, sớm tối kinh kệ nơi cửa Phật khiến người ta có cảm giác siêu thoát và con cháu cũng cảm thấy nhẹ nhàng.

Quan trọng là, gia đình có người qua đời cần chăm làm các điều phước thiện trong khả năng có thể để hồi hướng phước đức cho người thân. Có thể cúng dường, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, giữ giới… rồi đem phước đức ấy hồi hướng cho người đã mất. Dù người thân tái sinh bất cứ nơi đâu, những phước đức mà bạn đã làm đem hồi hướng họ đều nhận được, sẽ trở nên tốt hơn trong cảnh giới hiện đang tái sinh.

Quản lý việc lưu tro cốt như thê nào?

Xu hướng hỏa táng ngày càng tăng, các cơ sở tôn giáo có nhận gửi tro cốt đang bắt đầu quá tải. Cần có dịch vụ chuyên nghiệp hơn, những hợp đồng với những điều khoản rõ ràng trong hoạt động này.

T. gửi tro cốt người thân vào chùa, một thời gian sau vào thăm đã phát hiện tro cốt được dịch chuyển nơi khác, phải mất thời gian đi tìm.

Sau khi hỏa táng ở Bình Hưng Hòa, gia đình anh T.M.L. (ngụ quận Tân Phú) mang một phần tro cốt về quê hương để rắc xuống sông, một phần cho vào hủ gửi ở một ngôi chùa gần nhà. 

Gia đình anh L. không định gửi vĩnh viễn nên chọn gửi theo từng năm, chi phí “cúng dường tùy tâm”. Việc gửi tro cốt vào chùa hiện nay hầu hết được ghi nhận bằng một biên nhận để gia đình giữ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, sư cô Thích Nữ Huệ Đức, trụ trì chùa Quan Âm Tu Viện (quận Phú Nhuận), cho biết hiện nay chùa không còn nhận giữ hũ cốt nữa do không còn chỗ để thờ cúng chu toàn cho người đã mất. 

Cũng theo sư cô Huệ Đức, khi gửi tro cốt, đại diện gia đình đem CMND tới làm thủ tục đăng ký, chùa chỉ làm việc với người đại diện ký gửi. Hũ cốt được mã số hóa và quản lý bằng sổ sách và sơ đồ theo từng khu vực. Giấy đăng ký thủ tục gửi tro cốt ở chùa ghi rõ thời hạn 100 năm.

Tư nhân hóa và chuyên nghiệp hóa

TP.HCM đã có quy định không được chôn cất người chết trong khu dân cư, ngoài các nghĩa trang đã được xây dựng và quản lý theo quy hoạch. Nhiều chùa đã không thể nhận thêm tro cốt nhưng nhu cầu gửi vẫn tăng cao. Và dịch vụ gửi tro cốt vào các công trình do tư nhân đầu tư bắt đầu phát triển.

Công viên hỏa táng tháp Long Thọ (hợp tác giữa TP.HCM với tư nhân) đã triển khai dịch vụ này từ năm 2016 đến nay với hợp đồng rõ ràng, thu phí tùy vào gói dịch vụ. Người dân gửi tro cốt vào nhà lưu tro cốt hoặc tháp lưu tro cốt của đơn vị này tại huyện Củ Chi.

Theo bà Huỳnh Thị Trinh – giám đốc điều hành Công viên hỏa táng tháp Long Thọ, chi phí gửi tro cốt tại đây từ 20 đến hơn 80 triệu đồng tùy vào vị trí tại tòa tháp. 

Đối với nhà tro cốt, chi phí từ 500.000 đồng đến khoảng 20 triệu đồng tùy vào thời hạn gửi dưới 100 ngày, gửi 3 năm hay lâu dài. Các dịch vụ lau dọn đều quy định mức phí cụ thể, phí này sẽ đóng 1 lần cho 10 năm ngay sau khi ký hợp đồng. Tất cả các điều khoản đã thảo luận đôi bên đều được ghi rõ tại bản hợp đồng.

Bà Trinh cho biết hợp đồng ghi rõ vị trí đã chọn đặt tro cốt, trường hợp lâu ngày thân nhân không ghé, tro cốt vẫn yên vị. Có trường hợp người thân ở nước ngoài, không về được, muốn thủy táng, đơn vị có hỗ trợ. Có trường hợp người thân muốn cúng giỗ nhưng không tới được, đơn vị sẽ làm và quay lại video cho người nhà xem

Chuẩn hóa lưu giữ tro cốt - Ảnh 2.

Người dân xác nhận thông tin trước khi vào nhận diện hũ tro cốt tại chùa Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp chiều 10-9) – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đặt chỗ trước từ nhiều năm

Ba tôi qua đời tháng 5-2020. Theo di nguyện của ba, gia đình đã đưa ông đi hỏa táng và gửi tro cốt tại chùa gần nhà.

Chùa này đã xây dựng khu vực để tro cốt cách đây 5-6 năm, chúng tôi đã đăng ký được 2 ngăn cho ba má với mức đóng góp là 3 triệu đồng/ngăn. Khi rước cốt của ba tôi vào ngăn (đã được chọn trước), toàn bộ kệ này đã kín. Chùa làm thêm một kệ đối diện đều đã có người đăng ký.

Để tiết kiệm không gian khu vực lưu giữ tro cốt nên chuyển hóa thành thạch cốt ép pha lê theo tỉ lệ nhỏ vừa gọn nhẹ vừa hợp vệ sinh môi trường.

Số tro cốt, thạch cốt cần được số hóa dữ liệu; khi có di dời, sửa chữa vẫn có thể tìm được. Việc gửi và nhận giữ tro cốt, thạch cốt phải chuyên nghiệp hóa từ khâu lập hồ sơ tiếp nhận với đầy đủ thông tin, điều khoản cần thiết đến quy định phát sinh sau này.

NHẬT DUYÊN (Khánh Hòa)

Luật sư Tôn Thất Hồ Nghị (Đoàn luật sư TP.HCM):

Cần chính sách hậu hỏa táng

Nhu cầu gửi tro cốt, thạch cốt, ảnh thờ vào các cơ sở thờ tự, tôn giáo ngày càng tăng. Đã đến lúc chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động lưu giữ tro cốt, thạch cốt sau hỏa táng.

Cùng với chính sách quy hoạch đất nghĩa trang, các địa phương hiện nay cũng cần quy hoạch không gian lưu giữ tro cốt với đầy đủ các quy chuẩn cho dịch vụ này.

Có thể thấy hiện nay chỉ mới có quy hoạch quỹ đất đối với hình thức an táng, trong khi phần đông người dân đô thị chọn hỏa táng thay cho an táng. Gửi tro cốt không chỉ là nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng mà là vấn đề xã hội, chính sách cho người đã khuất.

Việc gửi tro cốt cần làm bài bản hơn, nên thể hiện bằng văn bản, hợp đồng đầy đủ điều khoản như quy định trách nhiệm của bên gửi và bên nhận giữ tro cốt, mức phí, thời hạn lưu giữ, lưu trữ thông tin… Trong đó có hai vấn đề cần lưu ý là về mức phí gửi giữ và thời hạn lưu giữ.

Khi ghi nhận rõ ràng như vậy sẽ thuận lợi cho việc giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn có thể phát sinh sau này. Về lâu dài không thể duy trì mãi kiểu gửi và nhận bằng lời với những hình thức gọi là “đóng góp”, “cúng dường”, “công đức”…

Khi chưa có quy định chung, đôi bên cũng nên có thỏa thuận về thời hạn gửi tro cốt. Việc này nhằm giảm áp lực cho cơ sở lưu giữ và phù hợp với thực tiễn.

Giữ tro cốt Đài Loan, Nhật Bản: chuyên nghiệp và đắt đỏ

Dịch vụ chăm sóc tro cốt người quá cố là một ngành kinh doanh lớn ở Đài Loan và nhiều quốc gia châu Á khác, và có đặc điểm chung là chi phí khá đắt đỏ.

Ở gần biển phía bắc của Đài Loan có tòa tháp cao 20 tầng tên True Dragon, được điều hành bởi công ty dịch vụ tang lễ lớn hàng đầu thế giới Lung Yen Life Service. Một ngăn nhỏ ở tháp này có kích thước khoảng 22 x 25 cm, giá khởi điểm khoảng 200.000 đài tệ (6.500 USD). Trong khi đó, mức lương trung bình hằng tháng của một công nhân ở Đài Loan khoảng 40.000 đài tệ.

Theo Taipei Times, người Đài Loan đang chuộng xu hướng hỏa táng “xanh” – chôn cất tro cốt với cây xanh, hoa hay thả ra biển, không thắp hương cũng không dựng bia. Với lễ chôn cất bằng hoa và cây, tro cốt sẽ được chôn trong một công viên quy hoạch sẵn. Với lễ chôn cất trên biển, tro sẽ được đặt trong hộp giấy và thả trôi ra biển trên một con thuyền nhỏ.

Ở Nhật, tro cốt sau hỏa táng được giao cho gia đình mang về nhà hoặc gửi chùa. Từ năm 2006, các ngôi chùa Phật giáo đã xây dựng những ngôi mộ trang nhã làm nơi lưu giữ hài cốt của người đã khuất.

giá tới 6.600 USD và 80 USD phí duy trì hằng năm.

Ở trung tâm Tokyo có một ngôi mộ bằng gỗ bề thế tên là Ruriden, bên trong có hơn 2.000 bức tượng Phật được chiếu sáng bằng đèn LED, mỗi bức tượng chứa tro của một người. Mỗi bức tượng Phật có

Về tác giả

Hồng Phúc

Hoàn thiện bản thân - Phục vụ cộng đồng - Thực hiện hoài bảo.

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *