Phong tục tang ma – Tang ma là một phong tục truyền thống của người Việt đã có từ rất lâu đời. Đây là phong tục nhằm tri ân, biết ơn của người sống đối với vong linh người đã mất.

Hãy cùng Hồng Phúc tìm hiểu về phong tục tang ma trong bài viết dưới đây nhé.

Phong tục tang ma gồm những gì?
Phong tục tang ma gồm những gì?

Phong tục tang ma là gì?

Phong tục tang ma là những nghi thức đưa ra và được thực hiện nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân và biết ơn đối với người đã khuất. Đối với người Việt, đây là phong tục mang đậm yếu tố tâm linh.

Phong tục tang ma được tổ chức ở mỗi nơi mỗi khác, các nghi thức sẽ được tổ chức khác nhau, có nơi sẽ cầu kỳ nhưng có nơi đã tối giản đi nhiều. Tuy nhiên, phong tục tang ma vẫn sẽ có các nghi thức cơ bản tương đối giống nhau của các dân tộc, vùng miền ở Việt Nam.

Tham khảo thêm: Dịch vụ tang lễ

Phong tục tang ma gồm những gì?

Phong tục tang ma của người Việt bao gồm rất nhiều nghi lễ, mỗi nghi lễ sẽ có những hoạt động riêng, mọi hoạt động đều được thực hiện nghiêm trang và cẩn thận.

Hồng Phúc sẽ gửi đến bạn những nghi lễ trong phong tục tang ma.

Ma chay

Đối với nghi lễ này, khi biết người thân sắp mất, người cần sống biết trước được điều đó nên hỏi họ có còn trăn trối hay để lại lời nhắn gì không, hỏi người đó có đặt tên thụy (Đây là tên để sau này khấn khi cúng cơm).

Khâm liệm người qua đời
Ma chay

Sau đó, người nhà sẽ tắm rửa sạch sẽ cho người mất và thay quần áo cho họ. Khi họ đã mất, người nhà sẽ lấy chiếc đũa đặt ngang hàm để cho răng khỏi nghiến vào nhau hoặc tránh trường hợp nghiến và cắn vào lưỡi. Cuối cùng, người nhà cho một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng người đã mất.

Trùng tang

Trùng tang là sự việc trong gia đình bạn sẽ có thêm một người thân, họ hàng cùng mất vào thời gian đó. Người thân trong nhà sẽ ghi nhớ thời gian người đã mất và sau đó đem đi cho thầy xem có bị rơi vào giờ trùng tang hay giờ xấu không. Nếu dính vào giờ xấu, thì phải dùng bùa để tống xuất. 

Hạ tịch

Đây là nghi lễ đưa người mất xuống chiếu trải dưới đất trong chốc lát, rồi đưa lên lại. Việc thực hiện nghi lễ này có ý nghĩa người được sinh ra ở đất thì sẽ được trở về với đất với hy vọng người mất được hoàn sinh khí.

Cáo phó

Cáo phó là tờ giấy thông báo được đặt trước cửa nhà tang lễ hoặc được gửi đến từng nhà người thân thích. Trên giấy cáo phó ghi đầy đủ thông tin người đã mất gồm tên, tuổi, thời gian mất, chi tiết về thời gian tổ chức tang lễ,…

Cáo phó
Cáo phó

Khâm liệm và nhập quan

Khâm liệm là việc người nhà dùng vải quấn quanh người đã mất, họ thường sử dụng vải trắng để may thành tiểu liệm và đại liệm. Một số gia đình sẽ chọn vải tơ lụa để may và khâm liệm. Nhập quan là nghi thức sau khi đã liệm xong và đưa người chết đặt vào quan tài.

Quan tài phải quay đầu ra ngoài và bên trên quan tài đặt 1 chén cơm úp.

Di quan

Đây là nghi thức di chuyển quan tài từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất, hoặc di chuyển từ nơi khâm liệm đến một nơi khác để chờ chôn cất.

Chôn cất

Đây là nghi thức đặt áo quan của người chết xuống đất. Việc này thực hiện bằng cách đào một hố đất sâu, hay một đường hào sau đó đặt áo quan và các vật của người chết chôn theo vào đó và lấp nó lại.

Tham khảo thêm: Cách Chuẩn Bị Lễ Cúng 100 Ngày Cho Người Mới Mất Chu Đáo

Một số điều cần biết trong phong tục tang ma

Trong phong tục tang ma, bạn cần lưu ý những điều sau để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn xảy ra trong tang lễ.

Trang phục

Đối với người thân trong gia đình, trang phục thường sẽ là quần áo màu đen, đeo khăn tang.

Với những người là khách đến cúng viếng, bạn nên ăn mặc lịch sự, hãy lựa chọn những bộ trang phục màu đen hoặc trắng thể hiện sự tôn trọng, nghiêm túc. Tránh mặc những trang phục nhiều họa tiết, màu sắc nổi bật.

Áo sơ mi đen tang lễ dành cho con gái
Trang phục

Tẩm liệm

Tẩm liệm là quá trình lau rửa người đã mất. Bạn hãy sử dụng nước ấm hoặc rượu để lau người cho họ, việc này giúp cho các bộ phận của người đã mất mềm ra, dễ uốn nắn hơn.

Miệng người chết được đặt bã trầu hoặc một ít gạo, đây gọi là tục phạn hàm.

Quan tài

Quan tài người chết thường được thiết kế dưới dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật tượng trưng cho cõi âm. Trước khi chôn cất, quan tài được trét đất sét được trộn với nước cơm phía trong.

Trước khi hạ thổ, để cho dương khí hòa vào đất, hãy đưa lên đưa xuống quan tài, đối với đàn ông là 7 lần, phụ nữ là 9 lần. 

Cúng cơm

Tại bàn vong linh có cúng 3 chén cơm, hoa quả và đồ ăn. Chén cơm ở giữa sẽ được làm đầy, 2 chén cơm bên cạnh vơi hơn được đặt để cúng vong linh người mới mất. Tùy vào từng nơi mà họ đặt 3 hoặc 6 chén.

Không để cho mèo đến gần quan tài

Trong quá trình đặt người chết vào quan tài và khi người chết nằm trong quan tài, người thân trong gia đình phải canh chừng không cho mèo lại gần quan tài. Nếu để mèo chạy qua, người chết sẽ bật dậy.

Tang ma là một phong tục truyền thống của người Việt được truyền từ đời này sang đời khác, đây cũng được xem là một trong những nét văn hóa của người Việt để phân biệt được phong tục tang ma ở Việt Nam với các nước phương Tây. Mỗi một nơi, một dân tộc sẽ có những đặc điểm riêng, tuy thế chúng vẫn có những điểm chung nhất định.

Bài viết trên là chi tiết về phong tục tang ma của người Việt. Hy vọng Hồng Phúc đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích.